Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chủ trì, chủ chi?

Đó là điều đáng làm. Tuy nhiên, với việc tìm kiếm 9 hài cốt liệt sĩ ở tỉnh ­­­Quảng Trị mang “màu sắc” bịp bợm này, dư luận có quyền hoài nghi tính chính xác của những lần tìm hài cốt trước.

“Phải đưa 9 bộ hài cốt đi giám định ADN”, đó là khẳng định của ông Phan Linh, GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị. Ông Linh nhấn mạnh, với chức trách của ngành liên quan, bước điều tra đúng hướng xem xét 9 bộ hài cốt vừa được lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với “nhà ngoại cảm” tìm “thấy” và cất bốc tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị như báo PL&XH đã phản ánh là bước đi cần thiết phải làm.

Sau khi xét nghiệm, nếu 9 bộ hài cốt này không phải là hài cốt liệt sĩ thì càng cho thấy việc đặt lòng tin tuyệt đối vào việc tìm hài cốt liệt sĩ theo kiểu “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy ở tỉnh Bắc Ninh làm cần phải xem xét lại từ đầu?!



Chân dung của “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy.

Ngày 29- 7, PV báo PL&XH đã thu thập được một số thông tin. Cụ thể, lực lượng an ninh quân đội tại địa phương đã cho người dân xung quanh khu vực nơi cất bốc 9 bộ hài cốt nói trên nhận diện mặt “nhà ngoại cảm” Thủy qua ảnh và xác nhận ông Thủy đã nhiều lần vào khu vực này?!.


Lực lượng an ninh cũng đã xác định được một phần lai lịch ông Thủy từng là cán bộ CA và đã ra khỏi ngành được một thời gian dài.

Lúc có mặt tại hiện trường đang khai quật, PV đã trực tiếp gặp một số người mặc áo có ghi chữ Ngân hàng chính sách xã hội tham gia cất bốc, họ cho biết: “Họ chỉ làm theo chỉ đạo của lãnh đạo từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Điều họ biết chắc chắn là bản thân họ đã phải trích lương đóng góp để thực hiện việc nghĩa này. Một số nhân viên ngân hàng chính sách trên bày tỏ, họ cũng cảm thấy e ngại và hoài nghi trước việc có nhiều bất thường trong việc tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị.


Phát hiện có dấu hiệu bất thường, lực lượng chức năng Quảng Trị phong tỏa hiện trường để khai quật ba hố chôn liệt sĩ như “nhà ngoại cảm” chỉ.


Tại hiện trường, một người mặc áo có dòng chữ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đưa ra một “bằng chứng” để thuyết phục các cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Trị đó là hài cốt liệt sĩ. Song, “bằng chứng” này cũng đã bị Chính ủy Trần Minh Thanh tỉnh đội Quảng Trị bác bỏ.

Cụ thể, khi chính ủy Trần Minh Thanh công bố trích lục liệt sĩ Tạ Văn Tín, người nhà của chị Chung tại tỉnh Quảng Bình không thuộc Sư đoàn 320 như nhà ngoại cảm đưa ra mà liệt sĩ Tạ Văn Tín, SN 1946, nhập ngũ tháng 8, năm 1964 thuộc đại đội 8, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, Sư đoàn 304, hi sinh tại cao điểm 420 ở huyện Hướng Hóa năm 1969.


Hiện trường khai quật 3 hố chôn với 9 bộ hài cốt tại huyện Gio Linh có nhiều bất thường vì hố chôn này chỉ đào bằng tay và vẫn còn dấu vết rễ cây bị đứt dù “nhà ngoại cảm” khẳng định những hài cốt đã được chôn cất hơn 40 năm. Ảnh: Linh Linh


Người mặc áo có dòng chữ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết, chính anh ta đã từng nhận giấy báo tử của người nhà sau khi bị hi sinh và trong giấy báo tử viết người nhà anh ta hi sinh tại Bình Dương vào năm 1975. Tuy nhiên, người này cho biết, anh ta lại tìm được hài cốt và các di vật tại miền Trung. Trường hợp liệt sĩ Tạ Văn Tín cũng có thể thuộc dạng này. Nghe vậy, chính ủy Trần Minh Thanh liên tục hỏi lại là giấy báo tử người nhà anh gửi về lúc nào? Anh ta khẳng định sau khi hi sinh vài tháng. “Vậy hi sinh chỗ nào?” - chính ủy Trần Minh Thanh hỏi tiếp. “Tại tỉnh Bình Dương”. Với câu trả lời này, chính ủy Trần Minh Thanh đã “lật tẩy” bằng câu khẳng định năm 1975 làm gì đã có tỉnh Bình Dương. Anh này ú ớ rồi trả lời: “Tôi nhớ hình như là vậy. Nói xong anh chàng này bỏ đi mất tăm(?!).

Theo quy định của Nhà nước, nếu tìm thấy và khai quật được hài cốt liệt sĩ ở hố chôn tập thể thì không được phân chia các hài cốt thành riêng lẻ. Song qua ba hố chôn tập thể với 9 hài cốt thì một số cán bộ nhân viên Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam có mặt tại đây đã bất chấp quy định của Nhà nước và một mực nhờ “nhà ngoại cảm” phân ra từng bộ hài cốt riêng lẻ.

Thông tin riêng PV có được, chi phí cho việc tìm kiếm 9 ­­­bộ hài cốt liệt sĩ này sẽ được Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam bỏ ra.

Ở một diễn biến khác, các cán bộ, bộ đội chuyên đi quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ thuộc tỉnh đội Quảng Trị cho biết, các bộ xương được tìm thấy có nhiều vấn đề. Nếu là hài cốt liệt sĩ lúc được đưa lên khỏi mặt đất, cầm và vo nhẹ sẽ bị vỡ vụn và có bột màu trắng. Song, với các xương được tìm thấy ở 3 hố trên thì không thấy điều này mà vẫn còn nguyên vẹn từng ống và chắc cứng.

Trong ngày 29- 7, lãnh đạo tỉnh đội Quảng Trị khẳng định, hiện 9 hài cốt (tạm gọi) tìm thấy ở huyện Gio Linh chưa công nhận là hài cốt liệt sĩ. Bởi có quá nhiều bất thường liên quan trong vụ việc này như báo PL&XH đã phản ánh. Để chờ có kết luận chính xác bằng khoa học, các mẫu xương trên sẽ được đưa đi xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, việc xác định ADN chỉ là một trong những bước cần thiết, ngoài ra phải xem xét trên nhiều phương diện mang tính khoa học cao chứ không chỉ dựa vào xét nghiệm ADN.

Bất thường ?!

Ngày 29-7, nguồn tin riêng của báo PL&XH cho biết, người được “nhà ngoại cảm” “cho” nhập đồng đi đánh dấu vị trí của ba hố chôn liệt sĩ tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị này là bà Phạm Thị Hòa trú tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Và cũng chính bà Hòa là nhân vật nhiều lần trước đó được “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy cho nhập đồng chạy đi đánh dấu vị trí các hố chôn liệt sĩ tại Tây Nguyên? Điều bất thường bà Hòa người thường nhập đồng này luôn­ có người dìu đi lúc nhập đồng để đánh dấu các vị trí có hài cốt liệt sĩ. Càng bất thường hơn là “nhà ngoại cảm” Thủy luôn trực tiếp có mặt tại hiện trường để cất bốc hài cốt?


Linh Linh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét